Năm
2015, Huyện ủy Lâm Thao ban hành Nghị quyết số 09 về đào tạo nghề, giải quyết
việc làm và giảm nghèo bền vững giai đoạn 2015-2020. Hơn 4 năm thực hiện Nghị
quyết, toàn huyện có trên 7.200 lao động được đào tạo nghề, đạt 102,9% so với
mục tiêu Nghị quyết, nâng tỷ lệ lao động được truyền nghề và đào tạo nghề đạt
70%.
Nhờ
được đào tạo nghề và chuyển giao kỹ thuật, trình độ sản xuất nông nghiệp của
nông dân xã Tứ Xã được nâng cao, chuyển từ sản xuất tự cung tự cấp sang nông
nghiệp hàng hóa.
– Đóng gói sản phẩm rau sạch cung cấp cho các siêu thị, nhà hàng trong và ngoài
tỉnh tại HTX rau an toàn Tứ Xã.
Có gần 13.000 lao động được giải quyết việc làm mới, trong đó số lao động đi làm việc tại nước ngoài là trên 2.000 người; tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên đạt trên 98,5%, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo đa chiều của huyện xuống còn 1,46% (giảm 2,5% so với năm 2015). Cơ cấu lao động chuyển dịch theo hướng tích cực: công nghiệp – xây dựng 46,7%, thương mại – dịch vụ chiếm 31,5%, nông – lâm nghiệp 21,8%.
Quá trình triển khai thực hiện Nghị quyết, các địa phương, các ngành, đoàn thể đã phối hợp tổ chức 20 hội nghị tuyên truyền, tư vấn học nghề, dạy nghề và ác chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về đào tạo nghề, giải quyết việc làm và xuất khẩu lao động cho 3.250 lượt người; 4 hội nghị tập huấn nghiệp vụ thực hiện mục tiêu giảm nghèo cho 1.230 lượt người tham gia. Đồng thời, lồng ghép nhiệm vụ đào tạo nghề, giải quyết việc làm và giảm nghèo với các chương trình mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội ở địa phương và chương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Quyết định 1956 của Thủ tướng Chính phủ. Đã mở được 60 lớp dạy nghề cho trên 2.000 lao động nông thôn, trong đó có 7 lớp đào tạo nghề, với tổng kinh phí trên 640 triệu đồng. Nội dung các lớp dạy nghề đã bám sát nhu cầu của người học, tăng thời gian học thực hành, cung cấp cho người học các kiến thức, kỹ năng thực hành nghề và các kỹ năng mềm.
Gắn đào tạo nghề với giải quyết việc làm , giúp cho nhiều lao động nông thôn “ly nông không ly hương”. Nhờ đó chất lượng công tác đào tạo nghề được nâng lên, tỷ lệ lao động có việc làm sau đào tạo đạt trên 80%. Thông qua các hoạt động khuyến công, khuyến nông, đã tập huấn chuyển giao KHKT với các kiến thức về sản xuất lương thực, rau màu, phóng chống dịc bệnh cho đàn vật nuôi với gần 6.000 lượt người, trong đó có trên 1.600 lượt người là đối tượng nghèo, cận nghèo.
Các giải pháp giảm nghèo còn được huyện thực hiện thông qua các chương trình phát triển kinh tế – xã hội. Hơn 4 năm qua, toàn huyện đã triển khai 19 dự án phát triển chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, với số tiền tren 540 triệu đồng, hỗ trợ cho 16 gia đình tham gia; xây dựng và triển khai 71 mô hình về sản xuất nông nghiệp như: lúa giống mới, mô hình chăn nuôi, bón phân khép kín cho gần 1.000 hộ tham gia, trong đó có 123 hộ thuộc diện nghèo. Công tác vay vốn giải quyết việc làm, xuất khẩu lao động và vay vốn hộ nghèo, cận nghèo được chú trọng.
Huyện đã chỉ dạo Ngân hàng Chính sách xã hội huyện tiến hành rà soát, phân loại các đối tượng để có chính sách hỗ trợ hợp lý, phù hợp và tạo điều kiện để các hộ được tiếp cận các nguồn vốn ưu đãi, đầu tư vào sản xuất, cải thiện đời sống. Thông qua Ngân hàng Chính sách xã hội huyện và Ngân hàng NN&PTNT huyện đã có 453 lượt người được vay vốn ưu đãi, với tổng số tiền 16 tỷ 748 triệu đồng, nâng tổng dư nợ vay vốn giải quyết việc làm trên địa bàn huyện lên đạt trên 22 tỷ đồng. Từ kiến thức được học, nguồn vốn được vay, đã giúp cho nhiều hộ gia đình vươn lên thoát nghèo, có cuộc sống ổn định, làm giàu bền vững. Hiện nay, thu nhập bình quân đầu người của Lâm Thao đạt 52 triệu đồng, tăng 21,1 triệu so với năm 2015; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 1,46%, giảm 2,5% so với trước khi thực hiện Nghị quyết.
Xác định công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm và giảm nghèo bền vững là một trong những chính sách ưu tiên trong phát triển kinh tế – xã hội của huyện, trên cơ sở những kết quả đạt được trong quá trình triển khai thực hiện Nghị quyết số 09, huyện Lâm Thao đề ra các nhiệm vụ, giải pháp thực hiện trong tời gian tới, trong tâm là tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể; đẩy mạnh công tác đào tạo nghề và nâng cao chất lượng đào tạo nghề; tiếp tục huy động các nguồn lực đầu tư hạ tầng kinh tế – xã hội; thực hiện đồng bộ các chương trình, mục tiêu giảm nghèo, phấn đấu giảm nghèo bền vững, hướng dến xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu.
Cẩm Nhung (Đài TT Lâm Thao)