Do điều kiện tự nhiên thuận lợi nên Vườn Quốc gia Xuân Sơn (tỉnh Phú Thọ) có mật độ cây rau sắng cao nhất Việt Nam.
Rau sắng là một trong những loài thực vật không những chỉ nâng cao tính đa dạng sinh học trong hệ sinh thái rừng mà nó còn là một loại cây cung cấp nguồn rau ăn rất tốt cho con người.
Cây sắng thuộc loại cây gỗ nhỏ, có cây cao tới 13 mét. Lá sắng thuộc loại lá đơn so le, nhẵn, nạc, mặt giống như da. Cuống là dài khoảng 5 mm.
Phiến lá hình mác, hoặc bầu dục, hình trứng hoặc hình trứng lộn ngược. Rau sắng cung cấp nguồn prôtêin và vitamin khá lớn.
Trong 100 gam phần ăn được của ngọn non và lá rau sắng chứa 76, 6 g nước; 8, 2 gam prôtêin, 10, 0 gam các bohydrat, 3, 4 gam chất x ơ, 1,8 gam tro; 1,6 mg caroten, 115 mg vitamin C. Năng lượng đạt khoảng 300 kJ.
Hoa rau sắng cũng rất có giá trị. Cụm hoa giống như chuỳ, phân nhánh không đầu, chủ yếu tập trung thành nhóm ở thân chính. Có cây hoa nảy ra từ cành, thậm chí cả nách lá phần đỉnh cành. Hoa rau sắng thuộc hoa đơn tính, màu xanh.
Hoa đực không cuống, đơn độc chủ yếu ở cuối cành hoặc ở nách lá bắc nhỏ. Cánh hoa cong, nhị rất ngắn đính vào gốc cánh hoa.
Hoa rau sắng rất thơm. Nếu không có hoa và quả thì rất khó định loại được rau sắng, vì lá của rau sắng rất giống với lá của một số loài khác thường được dùng làm rau ăn.
Rau sắng là một trong những loại rau xanh được ví như nhân sâm bởi giàu chất dinh dưỡng, ăn tốt cho sức khỏe. Trong 300 loài cây có thể làm rau ở Vườn quốc gia Xuân Sơn (Phú Thọ) thì cây rau sắng là cây quý nhất. Vườn Quốc gia Xuân Sơn cũng là nơi mọc nhiều cây rau sắng nhất Việt Nam.
Rau sắng ra hoa từ tháng 12 năm trước đến tháng 3 năm sau, kết quả vào tháng 4-8. Quả sắng chín rộ vào tháng 5, tháng 6. Một cân quả sắng chín có khoảng 185 quả, đãi ra được 236 hạt.
Vườn quốc gia Xuân Sơn (tỉnh Phú Thọ) đã từng thu được 7 tấn quả sắng chín vào năm 2005. Quả chín dùng để ăn sau khi rang hoặc luộc. Quả sắng non dùng để nấu canh.
Quả sắng non, hoa sắng nấu cháo đặc biệt tốt cho trẻ suy dinh dưỡng, phụ nữ sau khi sinh, người ốm hoặc người mới ốm dậy hồi sức nhanh. Nghiền rau, hoa, quả non lấy nước nấu bột cháo.
Rau sắng thái nhỏ như rau xương xông cho vào bát, đổ nước sôi vào ăn ngay. Người tu hành thường nấu canh rau sắng suông ăn chay.
Một nồi canh rau sắng chỉ cần cho một ít muối tinh vào là đã ngon rồi. Đặc biệt dùng nước nhỏ từ các nhũ đá trong các hang động để nấu canh rau sắng thì tuyệt vời.
Lộc rừng, hương đất, khí trời, sữa đá… tất cả hoà quyện vào nhau trong một món ẩm thực rau sắng đã khiến cho bao du khách cảm thấy bỗng nhiên trở thành thượng khách, được lên tiên giữa khu rừng xanh nói đỏ này.
Rau sắng có hai loại sắng nếp và sắng tẻ. Sắng nếp ăn ngon gấp nhiều lần so với sắng tẻ. Rau sắng của những cây mọc ở bìa rừng có mầm cao hơn, ăn sẽ ngon, bùi và ròn hơn.
Rau sắng thường bán với giá cao và được nhiều người ưa dùng.
Rau sắng ngon phải là những cây có lá màu vàng cốm không xanh đen như lá non của những cây bị cớm bóng trong rừng. Tuy nhiên, nếu dùng nước lợ, nước giếng khoan sẽ làm hỏng canh rau sắng.
Người huyết áp thấp không nên ăn rau sắng
Rau sắng (hay còn gọi là cây mì chính, rau ngót rừng, rau ngót quế, tắc sắng, pắc van, lai cam…) có tên khoa học là Melientha suavis, thuộc bộ Đàn Hương.
Rau sắng một loại rau đặc sản, rau sắng có tác dụng bồi bổ sức khỏe cho người mới ốm dậy hay phụ nữ mới sinh nhờ mang nhiều chất bổ dưỡng.
Cây rau sắng tuy là loại rau lành tính và chứa một số công dụng tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, khi bạn ăn rau sắng bạn cũng cần lưu ý một số điều sau đây:
- Phụ nữ đang trong giai đoạn mang thai không nên ăn rau sắng để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi.
- Những người bị huyết áp thấp cũng không nên ăn bởi có thể khiến huyết áp càng thêm thấp.
- Người có đường ruột kém, yếu bụng, dễ bị tiêu chảy cũng cần hạn chế ăn cây rau sắng.
Khác với loại rau ngót được trồng, rau sắng có hương vị đặc trưng của loại rau rừng. Không chỉ ngon, mát, rau sắng lại còn giàu dinh dưỡng và mang đến khá nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Thực hiện đề án hỗ trợ thông tin, tuyên truyền về Dân tộc – tôn giáo