Là bị can trong đường dây đánh bạc liên quan đến ông Phan Văn Vĩnh, quá trình điều tra, ông Nguyễn Thanh Hóa đổ lỗi cho người khác.
– Là bị can trong đường dây đánh bạc liên quan đến ông Phan Văn Vĩnh, quá trình điều tra, ông Nguyễn Thanh Hóa đổ lỗi cho người khác.
Xã hội đang sao nhỉ, con người tại sao lại vậy?
Sân tòa 1.000 m2 xét xử cựu tướng Phan Văn Vĩnh
Ngày 12/11 tới, TAND tỉnh Phú Thọ sẽ đưa vụ đánh bạc ngàn tỷ ra xét xử sơ thẩm.
Theo cáo buộc của VKSND tỉnh Phú Thọ, mang nhiệm vụ đấu tranh phòng ngừa tội phạm sử dụng công nghệ cao, nhưng ông Nguyễn Thanh Hóa (cựu Cục trưởng C50) không thực hiện đúng chức năng nhiệm vụ của mình.
Ông Hóa đã chỉ đạo cán bộ cấp dưới soạn thảo một số văn bản và trực tiếp tham mưu cho ông Phan Văn Vĩnh (cựu Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát) ký quyết định về việc thành lập công ty bình phong thuộc C50 (công ty CNC) trái với quyết định của Bộ Công an và chỉ đạo của lãnh đạo Bộ.
Ông Nguyễn Thanh Hóa |
Ông Hóa còn đề nghị lãnh đạo Tổng cục Cảnh sát cho CNC thuê sử dụng trụ sở số 10 Hồ Giám, Đống Đa, Hà Nội do Tổng cục quản lý, tạo ra rào cản đối với các cơ quan cấp dưới hoặc cơ quan phối hợp xác minh xử lý đối với Nguyễn Văn Dương và đồng phạm.
Trong thời gian C50 hợp tác với CNC, ông Hóa chỉ thừa nhận Dương đã hỗ trợ cho tập thể C50 số tiền 700 triệu đồng và 1 bộ phần mềm diệt virus Symantec trị giá 30.000 USD, không thừa nhận việc Dương cho 22 tỷ đồng.
Về động cơ, mục đích của ông Nguyễn Thanh Hóa, VKSND tỉnh cho rằng, ông ta cho CNC tổ chức đánh bạc là để tạo nguồn thu từ hoạt động thí điểm, được dùng để đầu tư, xây dựng hệ thống phòng thủ quốc gia về tội phạm, là một nhiệm vụ chiến lược của C50.
VKSND tỉnh cũng chỉ ra rằng, thực tế hơn 2 năm công ty CNC tổ chức đánh bạc trên mạng Internet thu lợi bất chính hàng ngàn tỷ đồng, không có một khoản tiền nào từ hoạt động cờ bạc này được đầu tư cho hệ thống phòng thủ quốc gia về tội phạm mạng ngoài số tiền đã nêu ở trên.
Trong khi đó, việc sống còn trong vận hành game đánh bạc của Nguyễn Văn Dương cùng đồng phạm hoàn toàn phụ thuộc quyết định vào ông Phan Văn Vĩnh và Nguyễn Thanh Hóa.
Đổ lỗi
Cũng giống như đối với trường hợp ông Phan Văn Vĩnh, xét về bản chất, hành vi của ông Hóa có dấu hiệu “bảo kê”, nhận hối lộ, song quá trình điều tra, CQĐT chưa đủ căn cứ để xác định ông Hóa hưởng lợi cá nhân.
Do vậy, việc xem xét xử lý hành vi của ông Hóa mới dừng lại ở mức độ đủ yếu tố cấu thành tội “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ”, được quy định tại khoản 3 điều 281 bộ luật Hình sự năm 1999, nhưng áp dụng tình tiết có lợi cho bị can được quy định tại điều 7 thì hành vi phạm tội của ông Hóa được áp dụng theo điểm a, khoản 2 điều 356 bộ luật Hình sự năm 2015, được sửa đổi năm 2017.
Về tình tiết tăng nặng định khung, Nguyễn Thanh Hóa không phải chịu tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự nào.
Về tình tiết giảm nhẹ, VKSND tỉnh cho rằng, quá trình điều tra, bị can Nguyễn Thanh Hóa chưa thành khẩn, ăn năn hối lỗi về hành vi phạm tội mà đổ lỗi cho người khác.
Trong khi đó, chính ông Hóa là người thực hành tích cực, biết rõ ý định của Nguyễn Văn Dương muốn vận hành cổng thanh toán cho game cờ bạc ngay từ sau khi hợp tác năm 2011, nhưng vẫn chỉ đạo soạn thảo và ký nhiều văn bản giúp Dương cùng đồng phạm tổ chức đánh bạc.
Do vậy, ông Hóa không được hưởng tình tiết giảm nhẹ quy định tại điểm s khoản 1 điều 51 bộ luật Hình sự.
Về lịch sử bản thân, khi còn công tác, ông Hóa đã có nhiều thành tích xuất sắc trong công tác bảo vệ an ninh chính trị, bảo đảm trật tự an toàn xã hội, được Đảng, Nhà nước tặng nhiều huân, huy chương; là con, cháu liệt sỹ và đã có ý thức tự nguyện nộp số tiền 700 triệu đồng để khắc phục hậu quả nên được hưởng 3 tình tiết giảm nhẹ.
Theo quy định tại điều 356 bộ luật Hình sự 2015 (có hiệu lực ngày 1/1/2018), khoản 1 điều này được bổ sung bởi điểm s khoản 1 điều 2 luật sửa đổi bộ luật Hình sự 2017:
1. Người nào vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái công vụ gây thiệt hại về tài sản từ 10 triệu đến dưới 200 triệu đồng hoặc gây thiệt hại khác đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 1-5 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 5-10 năm:
a) Có tổ chức;
b) Phạm tội 2 lần trở lên;
c) Gây thiệt hại về tài sản từ 200 triệu đồng đến dưới 1 tỷ đồng.
3. Phạm tội gây thiệt hại về tài sản 1 tỷ đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 10-15 năm.
4. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 1-5 năm, có thể bị phạt tiền từ 10 -100 triệu đồng.
|
Điều gì đang chờ đợi ông Phan Văn Vĩnh?
Ngày 12/11, phiên tòa xét xử ông Phan Văn Vĩnh và 91 bị cáo khác sẽ diễn ra tại TAND tỉnh Phú Thọ. Điều gì đang chờ đợi ông Vĩnh?
Đính chính cáo trạng vụ Phan Văn Vĩnh, Phan Sào Nam
VKSND tỉnh Phú Thọ có đính chính bản cáo trạng vụ Phan Văn Vĩnh, Phan Sào Nam và đồng phạm.
Bắt nguyên Thứ trưởng, Tổng giám đốc BHXH Việt Nam
Ông Lê Bạch Hồng, nguyên Thứ trưởng, Tổng giám đốc BHXH Việt Nam bị bắt giam do liên quan vụ án xảy ra tại BHXH Việt Nam, công ty ALCII.
T.Nhung